Tham quan bảo tàng lò nung gốm Hoàng gia (Trấn Cảnh Đức)

Tọa lạc tại Panlongshan trong vùng ngoại ô phía tây của thành phố Cảnh Đức (Jingdezhen) – tỉnh Giang Tây, Viện bảo tàng lịch sử nghành gốm Cảnh Đức Trấn chiếm một khu vực 83 hecta và được xây dựng vào năm 1980.
Viện bảo tàng lưu giữ một bộ sưu tập giàu có bao gồm hơn 5000 hiện vật. Các hiên vật trưng bày bao gồm gốm sứ trong các triều đại quá khứ, tư liệu lịch sử về gốm sứ, các bộ sưu tập quý giá về tranh vẽ và thư họa, đa phần chất lượng còn tuyệt hảo.
Ngoài sự phong phú của hiện vật trưng bày , nét đẹp kiến trúc cổ kính cũng là điểm thu hút du khách. Kiến trúc cổ chia làm hai khu vực: Minh Viên (Ming garden) và Thanh Viên (Qing garden). Hai khuôn viên này bao gồm khu xưởng gốm cổ, lò nung cổ và các cấu trúc kiến trúc cổ khác trước đây rải rác ở khắp Cảnh Đức Trấn được chính quyền cho phép thu tập về đây.
Gần khu Thanh Viên là một nhóm các xưởng gốm mà gốm sứ đang được sản xuất tại đây. Du khách không chỉ được quan sát quy trình sản xuất và chiêm ngưỡng kỷ thuật chế tác điêu luyện, mà còn có thể tự trải nghiệm. Khách viếng thăm có thể mua bất kỳ sản phẩm gốm sứ nào mà họ thích.
Tháng 10 trong năm là tháng tốt nhất để thăm Viện Bảo Tàng, vì “Lễ hội gốm quốc gia tại Cảnh Đức Trấn” hàng năm bắt đầu vào 12 tháng 10 và kéo dài khoảng một tháng.

Bảo tàng lò nung gốm Trần Cảnh Đức – Trung Quốc được xem là cái nôi của gốm sứ Trung Hoa cổ đại, Giang Tây và đặc biệt là Trấn Cảnh Đức đã đi vào lịch sử quốc gia, gắn liền với văn hóa – văn minh Trung Hoa không chỉ nổi tiếng trong nước mà trên toàn thế giới. Tuy nhiên, phải đến tận năm 2017, khi Bảo tàng lò nung gốm Hoàng gia Trấn Cảnh Đức (Jingdezhen Imperial Kiln Museum), một Bảo tàng hiện đại với kiến trúc vòm ấn tượng do các KTS của Studio Zhu – PeiArchitectual Design thiết kế được chính thức khánh thành, thì các giá trị tinh hoa gốm cổ Trung Hoa đã được tôn vinh trang trọng và xứng đáng.

Về quy hoạch, Bảo tàng Lò nung gốm Hoàng gia có hệ thống giao thông đối ngoại được quy hoạch tổ chức theo mạng lưới đường phố Bắc – Nam của Trấn Cảnh Đức. Các lối vào đều đi qua các tiểu cảnh như các hồ nước, cây cầu… tổ chức trong khuôn viên, hướng mặt về phía Tây. Các khối công trình được quy hoạch quây quần như ôm lấy phần không gian mở của khu vực di chỉ khảo cổ Lò nung Hoàng gia. Quy hoạch cũng khéo léo để sau khi di chuyển qua các không gian công cộng với nhiều tiểu cảnh như cây xanh, tượng trưng bày ngoài trời, cầu gỗ, hồ nước nhân tạo…, du khách sẽ tiếp cận với không gian tiền sảnh của bảo tàng. Về kiến trúc, ý tưởng thiết kế công trình hướng đến tạo lập các trải nghiệm tổng thể để khơi gợi sự khám phá lại cội nguồn của Trấn Cảnh Đức, giúp tái tạo lại những trải nghiệm trong quá khứ với các chủ thể gồm người thợ, lò nung và các đồ sứ tạo tác.

Bảo tàng Lò nung gốm Hoàng gia bao gồm các khối mô đun hầm gạch dựa trên hình thức kiến trúc của lò nung truyền thống. Các hầm đều có quy mô kích thước, độ cong và chiều dài khác nhau. Để có được phương án tổ hợp, các KTS đã nghiên cứu kỹ lưỡng các điều kiện tự nhiên, để công trình có thể tích hợp hoàn hảo với địa hình địa mạo tự nhiên cũng như các khu vực di chỉ khảo cổ bao gồm cả một vài tàn tích được phát lộ trong quá trình xây dựng công trình. Các cấu trúc mái vòm của bảo tàng trông giống như những lò nung cũ, nhưng cũng được nghiên cứu có chiều cao nằm dưới mức tầng cao chung của khu vực, không chỉ tạo ra sự linh hoạt để thích ứng với địa điểm lịch sử có tính chất phức hợp, mà còn đạt được quy mô nội thất thân mật. Chiến lược này cũng như công trình có khả năng thích ứng, hòa nhập rất cao với các tòa nhà lịch sử xung quanh. Việc “chèn” thêm các khối công trình bảo tàng mới cũng cho phép tạo ra một loạt không gian công cộng ở cấp đường phố, để cộng đồng và người dân có thể thụ hưởng. Các không gian hầm mở và sân trong cũng tạo nên nhiều không gian nghỉ dưỡng, giải lao café thân mật ở cả trong nhà và ngoài trời cho người dân và khách tham quan bảo tàng. Các không gian công cộng ngoài trời cũng đều được thiết kế bố trí khéo léo che phủ dưới bóng râm, tránh mưa do nắng nóng và mưa nhiều vào mùa hè. Phần không gian mở trung tâm là nơi trưng bày ngoài trời cho khách tham quan di tích khảo cổ học với nhiều hiện vật nguyên trạng vô cùng độc đáo.

Mặt bằng tổng thể và không gian bảo tàng lò nung gốm Trấn Cảnh Đức
Chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *